Trang chủ » Kinh nghiệm » Bảo hiểm không đền bù do thiên tai vì sao?
VoV Xe - Kênh thông tin xe hữu ích

Bảo hiểm không đền bù do thiên tai vì sao?

17/09/2024 - 205 Lượt xem

Bảo hiểm không đền bù do thiên tai??? Đây là câu hỏi mà nhiều a.e đã nhắn tin cho Bích VoV để hỏi mấy ngày vừa qua.

Sau cơn càn quét của bão Yagi đi qua gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Trong đó rất nhiều ô tô bị cây đè vào, bị ngập nước, thuỷ kích... Các chủ xe thì ai cũng mong muốn được bảo hiểm đền bù để giảm thiểu thiệt hại phần nào về của.

Có chuyên gia đã từng nói "bảo hiểm đền 100% thiệt hại cho ô tô sau bão". Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà Bích sẽ nêu cụ thể trong bài viết này trên VoV Xe. Cùng tìm hiểu nhé.

@bichvov Thiệt hại do thiên tai nhưng có mua bảo hiểm thân vỏ ô tô thì có được bảo hiểm bồi thường hay không? Tìm hiểu rõ cãi có lý #vovxe #bichvov #thientai #baohiemoto ♬ nhạc nền (✌️😁✌️) - Bích VoV

Bảo hiểm có đền bù cho ô tô thiệt hại sau lũ không?

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 4. Nguyên tắc chung

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này (gọi là “bên mua bảo hiểm”), phải mua bảo hiểm bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định pháp luật.…

Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 2 Nghị định 67/2023/NĐ-CP có nêu:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.…

Theo quy định trên, chủ xe ô tô phải mua bảo hiểm bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định pháp luật.

Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP cũng có nêu rõ, phạm vi của bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

  • Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với người thứ ba do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.
  • Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách trên chiếc xe đó do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.

 

Bên cạnh đó, hiện nay chủ xe ô tô cũng có thể mua các loại bảo hiểm tự nguyện như hảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm vật chất, bảo hiểm thủy kích, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe ô tô,... trong những trường hợp sau:

  • Những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát như: dâm, va (bao gồm cả va chạm với vật thể khác ngoài xe cơ giới), lật, đổ, chìm, rơi toàn bộ xe, bị các vật thể khác rơi vào; hỏa hoạn, cháy, nổ;
  • Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên;
  • Mất toàn bộ xe do trộm, cắp.

 

Vậy có nghĩa là chủ xe ô tô bị hư hỏng như cây đè, ngập nước... Là tai hoạ bất khả kháng do thiên nhiên gây ra, nên nếu chủ xe có mua bảo hiểm thân vỏ hay gói bảo hiểm thủy kích thì sẽ được bên bảo hiểm bồi thường theo quy tắc bảo hiểm.

Những anh em còn đang mua xe trả góp chắc chắn sẽ kèm bảo hiểm thân vỏ.

Còn nếu chỉ tham gia loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, thì khi phương tiện đó bị hư hỏng, thiệt hại sẽ không được bên bảo hiểm bồi thường.

Bảo hiểm không đền bù do thiên tai

5 trường hợp bảo hiểm không đền bù do thiên tai

1. Không mua bảo hiểm vật chất

Như trên đã nói, theo luật thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc sẽ không bồi thường cho xe thiệt hại sau bão. Chỉ có bảo hiểm tự nguyện hay còn gọi là bảo hiểm vật chất, bảo hiểm thân vỏ mới đền bù cho chủ xe mà thôi.

Các gói bảo hiểm này giá khá cao nên đôi khi chủ xe sẽ không muốn mua.

Và khi cần thiết, bất ngờ như trường hợp bão Yagi vừa đi qua sẽ không được bên nào hỗ trợ.

2. Không mua thêm hạng mục trong bảo hiểm

Các hạng mục ví dụ như

  • Bảo hiểm thuỷ kích
  • Bảo hiểm thiên tai
  • Bảo hiểm ngập nước
  • Bảo hiểm mất cắp.....

 

Tuỳ mỗi công ty bảo hiểm sẽ là những hạng mục rời, không đi kèm trong gói bảo hiểm vật chất đã mua. Thế nên khi mua bảo hiểm mà không mua kèm các hạng mục này thì khi cần cũng sẽ không được bảo hiểm.

Bảo hiểm không đền bù do thiên tai

3. Chủ xe không đúng

Ví dụ trường hợp xe bị cây đổ đè vào gây thiệt hại. Nhưng tại vị trí đó có cắm biển cấm dừng cấm đỗ. Thì có nghĩa chủ xe đã dừng đỗ xe vào nơi.... không được dừng đỗ. Vi phạm điều khoản xe dừng đỗ không đúng nơi quy định. Và cũng sẽ khiến chiếc xe không được bảo hiểm chi trả thiệt hại.

4. Không thông báo sớm

Ngay khi phát hiện xe bị ngập nước, cây đổ không liên hệ với bên bảo hiểm để thông báo ngay. Cũng không chụp ảnh lưu lại bằng chứng. Mà tự ý di chuyển xử lý thì cũng có thể là 1 lý do để 1 số bên bảo hiểm từ chối đền bù.

5. Quy định ngặt ngèo của bảo hiểm

1 số trường hợp cây đổ đè vào làm hỏng xe. Thì 1 số bên bảo hiểm yêu cầu chủ xe phải yêu cầu bên công ty cây xanh xác minh bằng văn bản về cây trồng đúng quy định, hoặc cơ quan chức năng xác minh điểm xe dừng đỗ có hợp pháp hay không….

Thiếu những yếu tố này, công ty bảo hiểm luôn có quyền từ chối bồi thường.

Bảo hiểm không đền bù do thiên tai

Trường hợp nào bảo hiểm đền bù 100% thiệt hại cho chủ xe sau bão?

Trong trường hợp xe bị thiệt hại vượt quá 70% giá trị xe, thì sẽ được tính là tổn thất toàn bộ xe. Và trong trường hợp này chủ xe sẽ được bồi thường 100% số tiền bảo hiểm để mua xe khác.

Có lẽ khi xe đã bị ngập nước, thuỷ kích hỏng hóc nặng.

Thì đây sẽ là hướng đi mà chủ xe nào mong muốn để giải quyết nhanh "cục nợ". Tuy nhiên thực tế không đơn giản như "lý thuyết".

Bởi khâu xác định thiệt hại, chi phí sửa chữa và giá trị xe nó không có barem cụ thể. Mà nó được định giá theo thoả thuận giữa công ty bảo hiểm với chủ xe. Việc thoả thuận giữa bảo hiểm và người dùng chưa bao giờ là đơn giản.

Bảo hiểm không đền bù do thiên tai

Tóm lại là các bên bảo hiểm sẽ có những quy tắc riêng được xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ Tài chính. Các quy tắc này sẽ được nhân viên cung cấp cho chủ xe. Nhưng để đảm bảo quyền lợi của mình thì người mua bảo hiểm cũng cần đọc và hỏi rõ những điều kiện loại trừ - hạng mục bảo hiểm và quyền lợi của mình.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


VoV Xe - Kênh thông tin xe hữu ích