_ Bình cứu hỏa mini ô tô được bộ GTVT quy định thế nào?
_ Vị trí đặt bình cứu hỏa trong xe ô tô an toàn, hạn chế cháy nổ?
_ Cách bảo quản và sử dụng bình chữa cháy mini ra sao?
Tất cả những lo lắng thắc mắc của các bác VoV xe sẽ chia sẻ cụ thể ngay tại đây nhé
Bắt đầu nào
THEO THÔNG TƯ 57 QUY ĐỊNH
Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng với chủ phương tiện nếu không trang bị bình chữa cháy trên xe theo quy định.
Bình cứu hỏa gốc nước
Ưu điểm: hoạt động bằng cách phun tia nước mạnh dưới áp suất cao. Nên nhanh chóng bao trùm và dập tắt ngọn lửa. Giá thành rẻ
Nhược điểm: Chỉ thích hợp dập tắt những chất gây cháy thông thường. Dễ gây hỏng các thiết bị điện. Và khó vệ sinh sau khi chữa cháy.
Bình chữa cháy dạng CO2
Ưu điểm: Chữa cháy nhanh, sạch sẽ vì không để lại bụi bẩn. Không gây hại cho các thiết bị trong quá trình dập lửa.
Nhược điểm: Không thích hợp chữa cháy trong không gian trộng bởi CO2 dễ khuếch tán. Nhưng nếu cứu hỏa ở nơi quá chật thì lại gây ngạt. Sử dụng nhanh hết và giá thành cao hơn dạng bột.
Bình cứu hỏa mini dạng bọt
Ưu điểm: Bọt chữa cháy có khả năng giản nở thành diện tích lớn. Từ đó bao trùm lên vật thể gây cháy và cách ly ngọn lửa với không khí và dập tắt chúng nhanh nhất. Không gây hỏng hóc thiết bị điện
Nhược điểm: Giá thành cao.
Bình chữa cháy dạng bột
Ưu điểm: dễ sử dụng, ít phát tán trong không khí nên dập tắt đám cháy nhanh. Dùng được trong không gian rộng mà giá thành rẻ hơn CO2
Nhược điểm: Các thành phần hóa chất giúp dập lửa ở trong bình có chứa muối. Nên có tình ăn mòn cao. Sau khi dập lửa để lại bụi bẩn khó lau chùi.
Hiện nay việc mua bình cứu hóa mini ô tô không khó. Các bác có thể tìm mua online ở các trang như shopee, lazada.... mà không phải ra cửa hàng.
Tuy nhiên, khi mua các bác cần chú ý 1 vài điểm sau
Không đặt bình cứu hỏa mini ở chỗ có nhiệt độ cao
Nếu đặt bình ở nơi ánh nắng chiếu trực tiếp vào, nhiệt độ cao thì chúng sẽ phát nổ. Bởi bình chữa cháy chỉ chịu được ở nhiệt độ dưới 55 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn thì chất chữa cháy trong bình giãn nở, gây tăng áp suất trong bình và phát nổ.
Vì vậy, tránh để bình cứu hỏa mini ô tô ở những vị trí như
_ Khay để đồ dưới kính
_ Mặt tap lô trước
_ Góc chữ A
_ Nơi thường xuyên có nhiệt độ cao
Những vị trí thích hợp đặt bình chữa cháy
_ Khay đặt nước
_ Hốc để đổ ên cánh cửa xe
_ Phía dưới ghế của lái xe
_ Đặt dưới chân ghế hành khách bên trên
Nói chung nên đặt bình chữa cháy ở nơi thoáng mát, gần tầm tay của tài xế, không gây cản trở cho quá trình lái xe.
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng các bình chữa cháy mini dành cho ôtô đạt hiệu quả tối ưu nhất là đối với đám cháy vừa bùng phát hoặc các đám cháy nhỏ. Đối với các đám cháy lớn (ví dụ cháy khoang động cơ, bình nhiên liệu…) không có cách nào khác là nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh với đủ hoặc đội chữa cháy chuyên nghiệp.
[su_note note_color="#fcfedf"]
Tips hay dành cho các bác tài
Có rất nhiều ý kiến cho rằng "Nếu xe hơi xảy ra cháy nổ thì việc đầu tiên là phải mở cửa và chạy thoát thân. Chứ đâu có nghĩ đến sử dụng bình chữa cháy".
Vậy việc để bình chữa cháy trong ô tô có thực sự cần thiết?
Theo VoV xe là có.
Vừa làm để làm đúng quy định của thông tư 57. Vừa là để xử lý nhanh chóng những đám cháy nhỏ và ngay lập tức khi mới phát hiện tránh để nó lây lan ra rộng làm hỏng nhiều chi tiết khác. Đặc biệt khi xe ở vùng xa xôi, khó gọi cứu hộ thì bình chữa cháy mini vẫn là giải pháp tức thời hiệu quả trong lúc chờ đợi người giúp đỡ.
Đối với những đám cháy lớn như cháy khoang máy, bình nhiêu liệu... thì bắt buộc phải gọi đội chữa cháy chuyên nghiệp
[su_note note_color="#fcfedf"]
Kinh nghiệm xương máu 🙂
[mailpoet_form id="6"]
Bình cứu hỏa mini ô tô là 1 phụ kiện mà nhà nước đã quy định chủ xe bắt buộc phải có. Tuy nhiên, nếu không sử dụng, đặt để đúng chỗ và bảo quản thì có thể gây nguy hiểm lại cho chủ xe.
Chính vì thế, với 6 lưu ý bên trên VoV xe chia sẻ nhất định các bác tài cần nhớ. Nếu có ý kiến nào khác các bác vui lòng để lại bình luận góp ý nhé.
VoV xe cũng thường quay video đánh giá xe và đồ chơi xe trực tiếp, các bác xem tại kênh youtube dưới đây