Xước xe bảo hiểm có đền không? - Rất nhiều bác đang sở hữu ô tô thắc mắc điều này. Vì xước xe là trường hợp cực kỳ hay gặp.
Có thể là bị trẻ con cào xước, va quệt, va chạm....
Có những vết xước tuy bé nhưng vẫn khiến chủ xe rất... ngứa mắt mỗi khi nhìn thấy, muốn phải xử lý ngay. Nhưng xử lý lại ngại tốn tiền muốn được bảo hiểm.
Vì thế hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của Bích VoV nhé.
Xem trường hợp nào xước được bảo hiểm - trường hợp nào không nhé.
@bichvov Tết nhất mà bị cào xước xe thì có được bảo hiểm chi trả không? #bichvov #vovxe #baohiem @Bích VoV (✌️😁✌️) ♬ nhạc nền - Bích VoV (✌️😁✌️)
Nghe bảo hiểm trầy xước thì lạ nhưng thực tế nó là 1 phần của bảo hiểm vật chất ô tô - loại bảo hiểm này không bắt buộc.
Đa phần các bác tài đều mua loại bảo hiểm này.
Đặc biệt những bác mua xe trả góp bị "ép" mua bảo hiểm thân vỏ luôn.
Trong hợp đồng bảo hiểm sẽ có chính sách bảo hiểm cho xe ô tô khi bị trầy xước. Vậy nên nếu bác đã mất tiền mua thì ngay khi có trầy xước dù vì lý do gì hãy liên hệ ngay bên cung cấp bảo hiểm để được kiểm tra và xác nhận.
Sau đó mới tiến hành sửa chữa.
Điều này để đảm bảo bác sẽ được bảo hiểm thanh toán chứ không móc tiền túi.
Câu trả lời trầy xước xe có được bảo hiểm. Nhưng không phải trường hợp nào xước cũng được đền bù, mà chỉ 1 số TH thôi nhé.
Làm gì thì cũng phải có quy trình - đặc biệt là với bảo hiểm. Nếu muốn nhận được tiền bảo hiểm nhanh - gọn - không lằng nhằng thì bác nhớ các bước sau nhé.
Bước 1
Ngay sau khi va quệt, tai nạn... hay vì lí do gì mà có xuất hiện vết xước. Thì việc đầu tiên là bác giữ nguyên hiện trường và báo cho bên bảo hiểm đã mua bảo hiểm vật chất.
[su_quote]Lưu ý: bên bảo hiểm sẽ chỉ công nhận việc khai báo sự cố và kê khai hiện trạng trầy xước xe trong vòng 5 ngày kể từ khi xảy ra va chạm. Do đó, để được thanh toán bảo hiểm sớm nhất, bạn nên thông báo ngay cho bên bảo hiểm khi vừa xảy ra sự cố. [/su_quote]
Bước 2
Sẽ có nhân viên giám định của bên BH tới sau khi nhận tin. Để giám định tình trạng xước xe.
Đồng thời sẽ cung cấp cho bác 1 bảng kê thông tin như: họ tên, SĐT, thông tin xe, thời gian địa điểm diễn biến vụ việc...
Nhiệm vụ của bác là kê khai chính xác.
Bước 3
Đây là bước chờ. Bác sẽ phải chờ giám định viên báo lại tình hình với công ty.
Chờ tiếp 2 - 3 ngày làm việc để bên bảo hiểm thông báo lại cho bác đơn vị sửa chữa để xử lý các vết xước
Thường thì đơn vị này được đôi bên thỏa thuận trước trong hợp đồng bảo hiểm. Còn nếu không thỏa thuận thì bên bảo hiểm cũng sẽ chỉ định cơ sở sửa chữa và tính chi phí bảo hiểm theo bảng giá của gara đó.
Còn nếu bác muốn sửa tại gara mình chọn.
Thì bác sẽ phải chi trả số tiền chênh thêm so với chi phí của gara đã đăng ký trong bảo hiểm.
Khi này bác cầm theo giấy bảo hiểm và đến địa chỉ được cung cấp để tiến hành xử lý vết trầy xước.
Để biết trước và so sánh với số tiền đền bù bên bảo hiểm tính. Thì bác cũng có thể tự tính số tiền phải chi cho bảo hiểm vật chất theo công thức.
Phí bảo hiểm = Giá trị thực của xe * tỷ lệ phí
Trong đó:
Giá trị thực của xe = Giá xe mới * tỷ lệ tối thiểu chất lượng của xe còn lại sau thời gian đưa vào sử dụng (1)
Tỷ lệ tối thiểu (1) sẽ được quy định như sau:
Tỷ lệ phí = tỷ lệ phí cơ bản + tỷ lệ phí lựa chọn bổ sung
Các tỷ lệ phí này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm vật chất khi bạn làm việc với công ty bảo hiểm.
Thực ra việc mua bảo hiểm vật chất xe ô tô là có nhiều chủ xe không muốn. Nghĩ không dùng đến lại phí mấy triệu 1 năm mà bảo hiểm lại lằng nhằng và nhiều điều khoản.
Thế nhưng trên thực tế nó rất hữu ích cho các chủ xe.
Vì xe lưu thông, dừng đỗ ngoài đường sẽ có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra. Nếu có bảo hiểm thì bác sẽ đỡ rất nhiều khoản chi không đáng có.