Trang chủ » Kinh nghiệm » Kinh nghiệm bảo dưỡng xe » Các loại trợ lực tay lái ô tô hay gặp lỗi gì?
VoV Xe - Kênh thông tin xe hữu ích

Các loại trợ lực tay lái ô tô hay gặp lỗi gì?

10/10/2020 - 3322 Lượt xem

Các loại trợ lực tay lái ô tô có tác dụng cụ thể ra sao? So sánh các loại trợ lực tay lái ô tô hiện nay.

Nếu bác nào còn đang phân vân chưa biết nên chọn ô tô có tay lái trợ lực dầu hay trợ lực điện. Thì đừng bỏ qua bài viết này của VoV xe nhé.

Tin chắc sau khi xem xong các bác sẽ hiểu và chọn được chiếc xe ưng ý nhé.

Tác dụng của các loại trợ lực tay lái ô tô

Hiện nay trợ lực tay lái ô tô được chia làm 2 loại

  • Tay lái trợ lực dầu hay là trợ lực thủy lực
  • Tay lái trợ lực điện

 

Cả 2 loại trợ lực tay lái này đều ra đời giúp cho việc điều khiển vô lăng của các bác đơn giản và dễ dàng hơn. Vô lăng có trợ lực sẽ làm cho người lái tốn ít sức hơn, đỡ vất hơn đặc biệt khi đường nhiều khúc cua.

Ngoài ra, so với vô lăng "cổ" không có trợ lực, thì các loại ô tô đã có trợ lực tay lái sẽ có thể điều chỉnh mức độ nặng nhẹ của vô lăng tùy theo tốc độ. Từ đó giúp cho người lái chủ động và phản ứng nhanh hơn trong các tình huống khẩn cấp.

Tác dụng của các loại trợ lực tay lái ô tô

Cấu tạo của các loại trợ lực tay lái ô tô

Cấu tạo của trợ lực lái dầu

Hệ thống trợ lực dầu gồm có các phần:

  • Bình chứa dầu
  • Bơm trợ lực
  • Van phân phối
  • Piston gắn vào thanh răng

 

Hệ thống trợ lực lái thủy lực dựa vào áp suất dầu để hỗ trợ đánh lái ô tô. Khi động cơ hoạt động sẽ truyền công suất cho các bộ phận trợ lực thì dây đai sẽ tạo ra áp suất cần thiết. Khi tài xế xoay vô lăng, áp suất dầu sẽ được đẩy vào đường cấp dầu cao áp bằng van phân phối vào trong piston.

Từ đó đẩy thanh bánh răng xoay theo hướng vặn của vô lăng. Lực đẩy được tạo ra do áp suất chênh lệch giữa 2 đầu piston, từ đó giúp cho người lái không phải dùng nhiều sức để đẩy vô lăng nữa.

Cấu tạo của các loại trợ lực tay lái ô tô

Cấu tạo tay lái trợ lực điện

Hệ thống trợ lực điện gồm có

  • Cơ cấu lái
  • Mô tơ điện DC
  • Hộp số truyền
  • Bộ cảm biến lái
  • Cảm biến tốc độ ô tô
  • Bộ kiểm soát tốc độ
  • Đèn báo ÉP
  • Đường dẫn điện

 

Về cách hoạt động thì hệ thống trợ lực tay lái điện hoạt động dựa trên motor điện. Cảm biến mô men xoắn được lắp tại trục lái để gửi tín hiệu về góc lái cho hệ thống xử lý ECU. Từ đó hệ thống sẽ truyền đến cho mô tơ điện 1 dòng điện phù hợp. Và nhờ dòng điện này giúp bánh răng hoạt động khiến cho trục tay lái xoay theo hướng mà bác tái vặn.

Cấu tạo của các loại trợ lực tay lái ô tô

So sánh ưu nhược điểm của trợ lực điện và trợ lực dầu

Trợ lực lái thủy lực

Ưu điểm:

  • Cho cảm giác lái chân thực hơn. Đặc biệt với các bác tài mới, dễ dàng cảm nhận được lực phản hồi ngược trên vô lăng.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp. Các bác chỉ cần thay dầu trợ lực đúng định kỳ là đủ.
  • Ít hỏng hóc, nếu có cũng rất nhỏ. Các bác chỉ cần thường xuyên châm dầu, bảo dưỡng là được.

 

Nhược điểm

  • Hệ thống trợ lái dầu có cấu tạo phức tạp, chiếm nhiều diện tích của khoang động cơ
  • Trọng lượng hệ thống nặng.
  • Khiến xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn do lúc nào cũng hoạt động bơm áp suất
  • Việc đánh lái bằng trợ lực dầu nặng hơn trợ lực điện.

Tay lái trợ lực điện

Ưu điểm

  • Thông minh hơn so với trợ lực dầu. Tay lái nặng nhẹ có thể tùy biến theo tốc độ xe.
  • Hệ thống trợ lực điện ít bị hư hỏng
  • Tiết kiệm nhiên liệu vì sử dụng điện để hoạt động
  • Trọng lượng nhẹ và sửa chữa nhanh
  • Hệ thống trợ lực lái bằng điện này không có chế độ bảo dưỡng, chỉ thay thế khi nó bị hỏng

 

Nhược điểm

  • Trường hợp hệ thống trợ lực bị hỏng phần cứng thì không có khả năng sửa chữa, mà phải thay mới toàn bộ nên chi phí cao
  • Khi chạy ở tốc độ cao thì hệ thống vẫn chạy mặc dù người lái đã ngắt điện
  • Nhiều người đánh giá vô lăng quá nhẹ, và không tạo cảm giác lái rõ ràng.
  • Giá thành cao hơn những xe dùng trợ lực thủy lực.

các loại trợ lực tay lái ô tô

Lỗi thường gặp ở các loại trợ lực tay lái ô tô

Lỗi của trợ lực tay lái dầu

Các lỗi thường thấy nhất đó là

  • Rò rỉ, hao dầu trợ lực. Lỗi này thường dẫn đến tình trạng xe bị mất trợ lực lái khi đang vận hành.
  • Hỏng van phân phối dầu
  • Thiếu hoặc thừa dầu trợ lực
  • Hỏng dây đai khiến hệ thống không hoạt động.
  • Hỏng bơm trợ lực

Lỗi của hệ thống trợ lực điện tử

Như VoV xe đã nói ở trên thì hệ thống này ít khi bị hỏng hóc. Nếu bị hỏng thì đén báo lỗi vô lăng trợ lực điện sẽ bật sáng báo hiệu cho chủ xe. 1 số lỗi hi hữu gặp ở hệ thống này là:

  • Hỏng phần cứng khiến chủ xe phải thay mới toàn bộ hệ thống
  • Vô lăng quay liên tục khiến tài xế mất kiểm soát
  • Vô lăng tự dưng bị nặng khi xe đang đi nhanh

các loại trợ lực tay lái ô tô

[mailpoet_form id="6"]

Kinh nghiệm rút ra

Vậy là VoV xe đã chia sẻ các loại trợ lực tay lái ô tô, ưu nhược điểm của nó. Nếu các bác có kinh nghiệm khác vui lòng góp ý cho VoV xe dưới phần bình luận nhé.

Ngoài ra VoV xe thường quay video đánh giá xe và đồ chơi xe trực tiếp, các bác xem tại kênh youtube dưới đây

youtube


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


VoV Xe - Kênh thông tin xe hữu ích