Trang chủ » Kinh nghiệm » Kinh nghiệm bảo dưỡng xe » Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô chi tiết từng bước.
VoV Xe - Kênh thông tin xe hữu ích

Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô chi tiết từng bước.

06/10/2020 - 4371 Lượt xem

Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô cực đơn giản, các bác tài hoàn toàn có thể "tự xử" được.

Đảm bảo cho hệ thống lái an toàn, nhẹ nhàng trên mọi chặng đường mà không tốn chi phí cao.

Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô

Khi xe xuất hiện 8 dấu hiệu báo cần thay dầu trợ lực. Thì khi này các bác cần kiểm tra mức và màu dầu để từ đó chọn 1 trong 2 cách xử lý phù hợp theo hướng dẫn của VoV xe dưới đây.

Cách thêm dầu trợ lực lái ô tô

Bước 1: Tại vị trí đặt bình chứa dầu trợ lực ngay trong khoang động cơ, nắp bình cũng có chữ “power steering fluid” để nhận diện. Các bác lau sạch nắp bình và bụi bặm xung quanh đó trước khi mở ra.

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

Bước 2: Mở nắp bình chứa dầu trợ lực tay lái, que thăm dầu sẽ gắn liền với nắp luôn. Các bác lau sạch que thăm dầu sau đó cắm nó lại bình dầu rồi nhấc lên. Khi này nếu mức dầu dính ở que dưới vạch MIN của que thăm dầu thì có nghĩa đang thiếu và cần châm thêm.

Bước 3: Các bác dùng phễu kê vào miệng bình dầu. Rồi từ từ đổ thêm dầu trợ lực vào. Đổ được 1 lượng vừa phải thì lặp lại thao tác kiểm tra mức dầu bằng que thăm.

Trường hợp mức dầu vừa chạm tới vạch MAX là dừng lại. Tuyệt đối không nên đổ nhanh tay, dầu có thể vượt quá mức MAX của que thăm khi kiểm tra.

Nếu chẳng may bị vượt quá mức MAX thì cần hút bớt ra sao cho đủ lượng. Nếu không cũng gây tổn hại cho hệ thống.

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

Bước 4: Sau khi đổ đủ dầu thì để mở nắp bình dầu. Các bác lên xe nổ máy tại chỗ và đánh lái 1 vài lượt, để bọt khí thoát ra khỏi hệ thống lái. Sau đó tắt máy và đóng nắp bình chặt lại.

Cách thay dầu trợ lực lái ô tô

Chuẩn bị

  • Xô, chậu hoặc bình chứa dầu cũ
  • Đai xiết ống hồi dầu (sau khi tháo ra nên thay đai mới cho chắc chắn)
  • Kìm, tô vít
  • Khăn sạch để lau que thăm dầu
  • Dầu trợ lực lái mới. (Tham khảo bài 4 loại dầu trợ lực đạt chuẩn nên dùng)
  • Ống Plastic trong suốt để dẫn dầu cũ ra ngoài
  • Phễu đổ dầu.

 

Các bước thực hiện thay dầu

Bước 1: Đỗ xe ở nơi bằng phẳng, nền cứng. Không đỗ ở nơi nền cỏ hoặc đất. Sau đó đặt kích nâng xe lên và kiểm tra chắc chắn để đảm bảo an toàn.

Bước 2: Mở nắp capo, xác định vị trí bình dầu cùng với vị trí 2 đường dẫn dầu hồi và dầu đi.

Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô

Bước 3: Rút ống dầu hồi về bình. Rồi gắn ống hút plastic vào đầu ống. Sau đó nâng đầu kia của ống lên cao hơn miệng bình dầu trợ lực để tránh dầu bị chảy ra khoang máy.

Lưu ý:

Không chọn tháo đường dầu đi vì áp suất cao đường dầu hồi. Khi tháo đường dầu đi mà không xử lý kịp thì rất dễ khiến dầu bị "tóe loe" ra khoang máy, xử lý cực kỳ vất vả.

Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô

Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô

Gắn ống hút plastic vào đầu ống như hình. Sau đó nâng đầu kia của ống lên cao hơn miệng bình.

Bước 4: Đặt 1 đầu ống plastic còn lại vào xô, chậu hoặc bình chuẩn bị để chứa dầu trợ lực cũ. Sau đó tiến hành hút dầu cũ ra.

Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô

Bước 5: Mở sẵn hộp dầu trợ lực mới mua về và để ở vị trí thuận tiện để lấy.

Bước 6: Nhờ 1 người khác lên nổ máy tại chỗ và đánh hết lái từ trái qua phải và ngược lại. Việc này giúp cho dầu cũ ở trong hệ thống lái được đẩy da đường dầu hồi và chảy vào bình chứa dầu cũ.

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

Bước 7: Cùng với quá trình đó các bác rót dầu mới vào bình chứa dầu trợ lực. Quá trình dầu cũ chảy ra và dầu mới chảy vào diễn ra song song.

Khi nào các bác thấy đường dầu chảy ra chảy ra chậu hứng trong hơn, có màu vàng cam hoặc hồng thì dừng lại.

Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô

Bước 8: Tắt máy, lắp lại đường ống dẫn dầu hồi, xiết lại đai ống chắc chắn. Nếu cẩn thận hãy chuẩn bị 1 cái xiết mới để thay thế, mua ở hàng sửa chữa nào cũng có hết nhé.

Bước 9: Nổ lại máy và lắc vô lăng từ trái qua phải và ngược lại, nhưng vẫn mở nguyên nắp bình chứa dầu trợ lực. Mục đích để bọt khí thoát hết ra khỏi hệ thống lái.

Bước 10: Kiểm tra lại mức dầu trong bình, nếu chưa đủ thì châm thêm cho đủ rồi đóng nắp bình dầu cẩn thận là xong nhé.

Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô

Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô cần lưu ý gì?

  • Luôn lau sạch các vị trí xung quanh bình dầu trợ lực trước khi mở nắp bình. Nếu để bụi rác rơi vào trong nó sẽ đẩy nhanh quá trình ma sát và làm mòn các chi tiết trong hệ thống lái.
  • Bình dầu trợ lực được đặt trong khoang động cơ nên khá nóng. Mà bình lại được làm từ chất liệu nhựa, nên đa số sẽ được lót thêm 1 tấm chắn thép để bảo vệ bình dầu không bị nóng chảy. Khi thay dầu dù ở nhà hay ngoài hàng thì các bác cần lưu ý không nên tháo tấm chắn này ra và bỏ đi nhé.
Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô

Nếu tháo tấm chắn này ra, sau 1 thời gian sử dụng với cường độ cao thì bình chứa dầu có thể bị thủng gây chảy dầu ra khoang động cơ

  • Tuyệt đối không đổ dầu quá vạch MAX của que thăm dầu. Bởi khi xe hoạt động tạo ra áp suất sẽ làm dầu tràn ra ngoài gây hư hỏng nặng đến các chi tiết khác trong động cơ. Rất tốn kém và khó sửa chữa.

Cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô

  • Chỉ nên sử dụng 1 loại dầu trợ lực lái trong suốt quá trình sử dụng xe của mình. Bởi nó sẽ có độ nhớt (độ đặc) phù hợp với hệ thống trợ lực lái cho xe của bạn.

[su_note note_color="#fcfedf"]

Bonus 1 số bí kíp

[mailpoet_form id="6"]

Kinh nghiệm rút ra

Chắc chắn các bác biết cách thêm và thay dầu trợ lực lái ô tô. Nếu còn thắc mắc hay có góp ý gì vui lòng để lại bình luận dưới phần bình luận cho VoV xe nhé.

Ngoài ra VoV xe thường quay video đánh giá xe và đồ chơi xe trực tiếp tại kênh youtube dưới đây

youtube


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


VoV Xe - Kênh thông tin xe hữu ích