Trang chủ » Kinh nghiệm » Kinh nghiệm bảo dưỡng xe » Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô
VoV Xe - Kênh thông tin xe hữu ích

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

06/10/2020 - 3392 Lượt xem

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô ?

_ Dầu trợ lực lái là dầu gì?

_ Tay lái trợ lực bị nặng thì làm sao?

Tất tần tật từ A đến Z sẽ có trong bài chia sẻ này của VoV xe.

Dầu trợ lực lái là dầu gì?

Hệ thống lái trợ lực dầu bao gồm

  • Thanh răng và bánh răng được nối với bánh xe trước
  • Pit-tong bên trong thanh răng và bánh răng
  • Bơm trợ lực giúp đánh lái
  • Xi lanh chứa dầu nằm phía trên bơm.
  • Van phân phối dầu

 

Khi xe ô tô hoạt động bơm trợ lực sẽ nhận 1 công suất từ động cơ qua dây đai, điều này làm kim đồng hồ vòng tua máy sẽ nhích lên. Từ đó tạo ra áp suất dầu cần thiết.

Khi đánh lái, van phân phối sẽ chuyển áp suất dầu qua đường cấp dầu cao áp vào pit tông để đẩy thanh răng và bánh răng theo hướng xoay của vô lăng. Từ đó khiến cho áp suất giữa 2 đầu pit tông bị lệch tạo ra lực đẩy vào vô lăng, giúp cho người lái không phải dùng sức khi đánh lái

?? Vì vậy dầu trợ lực lái giúp cho bánh lái nhẹ hơn, trả lái nhanh hơn, lái xe cũng đỡ mệt mỏi hơn.

[su_note note_color="#fcfedf"]

Khác với tay lái trợ lực điện thì tay lái trợ lực dầu cần thay dầu định kỳ để đảm bảo độ nhẹ khi đánh lái. Để chi tiết hơn các bác xem bài so sánh 2 loại trợ lực tay lái của VoV xe nhé.[/su_note]

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

8 dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

1. Tay lái trợ lực bị nặng

Khi đánh lái các bác sẽ thấy vô lăng khó xoay hơn, nặng hơn bình thường và có đèn cảnh báo trợ lực lái sáng. Khi này các bác cần kiểm tra ngay xem có bị thiếu dầu hoặc dầu trợ lực lái quá bẩn hay không.

Trường hợp dầu vẫn tốt, vẫn đủ thì cần kiểm tra bơm trợ lực lái, có thể bị mòn ở cánh bơm hoặc đường ống dẫn dầu trợ lực bị hở gây dò dầu.

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

2. Có tiếng ồn phát ra từ hệ thống lái

Mọi khi đánh lái thì êm mà hôm nay tự dưng lại phát ra tiếng ồn, dù nhỏ hay lớn. Đặc biệt là khi xe di chuyển chậm. Thì chắc chắn các bác cần xem ngay mức dầu trong bình chứa, nếu thiếu hoặc bẩn cần bổ sung ngay nhé.

3. Vô lăng bị giật hoặc rung nhẹ

Khi bạn đánh vô lăng sang hướng khác, sẽ có cảm giác hơi giật hoặc rung nhẹ. Điều này dễ nhận thấy nhất khi các bác quay đầu xe, lùi xe, di chuyển xe ở tốc độ chậm.

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

4. Thiếu dầu trợ lực lái ô tô gây ra tiếng rít dưới vô lăng

Khi các bác xoay vô lăng thì dưới mui xe sẽ phát ra tiếng "rít rít", thì khả năng rất cao là mức dầu trợ lực lái đã quá thấp hoặc hệ thống bơm bị yếu.

Còn nếu phát ra tiếng "e e" thì có thể bạc lái đã mòn, cần được thay thế.

5. Xe trả lái chậm

Lí do vì áp suất giảm và lượng dầu vào ít hoặc bị lọt sang khoang bên cạnh.

  • Trường hợp 1: xéc măng ở thước lái không được bịt kín thì dầu sẽ tràn qua và gây ra hiện tượng ô tô trả lái chậm.
  • Trường hợp 2: Các đăng lái, thanh dẫn động lái không được bôi trơn thường xuyên, khiến chúng mòn gây ra bánh lái trả chậm.
  • Trường hợp 3: Lốp xe bị mòn không đều do sự căn chỉnh thước lái không chính xác, cũng gây ra trả lái chậm.

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

6. Có hiện tượng chảy dầu trợ lực tay lái

Khi dừng đỗ xe mà các bác thấy xuất hiện 1 các vết nước hoặc vết dầu ở dưới đất dưới gầm xe, thì có thể đó là dầu trợ lực lái. Tất nhiên cũng có thể dầu ở các hệ thống khác, nhưng khả năng cao nhất là dầu ở phớt thước lại bị chảy giọt tạo thành.

7. Xem màu dầu trợ lực lái xe ô tô

  • Dầu trợ lực lái còn tốt thường có màu vàng da cam hoặc hồng nhạt
  • Dầu trợ lực cần thay ngay khi nó có màu nâu hoặc đen

 

Cách xem màu dầu dễ nhất:

Bình dầu trợ lực lái là bình có chứa xi lanh và đặt cạnh dây kéo vô lăng trợ lực dưới nắp capo. Bình có thể bằng nhựa hoặc kim loại. Nắp bình có ghi chữ power steering fluid.

Bác nhấc que thăm dầu ra và lau sạch bằng khăn trắng hoặc giấy trắng. Dầu sẽ thấm ra đó và các bác sẽ nhìn thấy màu dầu chính xác nhất.

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

8. Kiểm tra độ hao dầu trợ lực lái

  • Nếu xy lanh chứa dầu trợ lực tay lái được làm bằng chất liệu nhựa trong mờ thì rất dễ nhìn mức dầu bên trong bình chứa.
  • Nếu xy lanh bình làm bằng chất liệu kim loại hoặc nhựa đục thì sẽ rất khó nhìn được mức dầu trong bình.

 

Khi đó các bác làm theo cách sau:

Nhấc que thăm dầu ra và lau thật sạch vết dầu bám trên que. Tiếp đo các bác lại nhúng que thăm dầu vào và lấy ra. Khi này quan sát mức dầu đang ở tầm nào.

Nếu dưới vạch MIN thì đang thiếu dầu, trên vạch MAX là thừa dầu. Mức dầu tốt nhất là giữa 2 vạch MAX - MIN của que thăm dầu.

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

Vậy khi nào cần thay dầu trợ lực lái

Dầu trợ lực lái là 1 trong 6 dung dịch trên ô tô mà được đa số các nhà máy khuyến cáo thay định kỳ. Đối với dầu trợ lực thì khách hàng được nhắc nên thay thế khi xe đi được 60.000 km – 70.000km.

Tuy nhiên, trong thực tế mỗi xe được sử dụng ở những nơi có điều kiện thời tiết khác nhau, thói quen lái xe của chủ xe khác nhau, mức độ hao mòn khác nhau...

?? Nên VoV xe khuyên các bác nên kiểm tra thường xuyên, để ý khi xuất hiện 8 dấu hiệu bên trên để thay dầu trợ lực đúng lúc. Các tips chăm sóc ô tô mùa hèchăm sóc xe mùa đông cũng lưu ý đến vấn đề này.

[su_note note_color="#fcfedf" text_color="#3a2f2f" radius="6"]

1 số các bác tài còn gặp tình trạng mất trợ lực lái khi đang vận hành. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng phổ biến nhất là do mức dầu trợ lực quá thấp.

Để có thể chủ động xử lý khi rơi vào tình huống đó thì các bác xem bài Cách xử lý nhanh nhất khi xe đang đi bị mất trợ lực lái[/su_note]

Dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô

[mailpoet_form id="6"]

Kinh nghiệm rút ra

VoV xe đã chia sẻ xong cho các bác 8 dấu hiệu khi nào thay dầu trợ lực lái ô tô. Nếu có góp ý hay thắc mắc nào khác, vui lòng để lại bình luận để cùng chia sẻ với nhau nhé.

Ngoài ra, VoV xe thường quay video đánh giá xe và đồ chơi xe trực tiếp, các bác xem tại kênh youtube

youtube


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


VoV Xe - Kênh thông tin xe hữu ích